Các cự thạch ở Tây Âu Cự thạch

Mồ mả bằng cự thạch ở Mane Braz, Bretagne, Pháp.

Tây Âu và khu vực ven Địa Trung Hải, các cự thạch nói chung được xây dựng trong thời kỳ đồ đá mới hoặc cuối thời kỳ đồ đáthời kỳ đồng-đá hoặc thời kỳ đồ đồng (khoảng những năm 4500 – 1500 TCN). Có lẽ cự thạch nổi tiếng nhất ở châu Âu là cự thạch nằm ở Stonehenge, Anh, mặc dù còn rất nhiều cự thạch khác cũng được biết đến trên toàn thế giới.

Comte de Caylus (16921765) là người đầu tiên miêu tả các di tích ở Carnac. Legrand d'Aussy đã đưa ra các thuật ngữ menhir (cột đá) và dolmen (mộ đá), cả hai đều có nguồn gốc từ tiếng Breton, thành các thuật ngữ về các khối cấu trúc xây dựng bằng đá thời cổ đại. Ông diễn giải các cự thạch như là các mồ mả của người Gôloa.

Tại Anh, các nhà sưu tầm đồ cổ như AubreyStukeley đã chỉ đạo các tìm kiếm sớm nhất đối với cự thạch. Năm 1805, Jacques Cambry đã xuất bản cuốn sách có tên gọi Monuments celtiques, ou recherches sur le culte des Pierres, précédées d'une notice sur les Celtes et sur les Druides, et suivies d'Etymologie celtiques, trong đó ông đề xuất ý tưởng về sự thờ cúng đá của người Celt. Điều này là sự liên kết hoàn toàn vô căn cứ giữa các thầy tu (druid) và các cự thạch và nó đã ám ảnh trí tưởng tượng cộng đồng kể từ đó.

Bên trong khoang chôn cất, Mane Braz